Khi nào có thể cho bé bắt đầu tự đánh răng?

1. Các mốc thời gian chăm sóc răng miệng cho trẻ
Trẻ sơ sinh
Mặc dù trẻ sơ sinh vẫn chưa mọc chiếc răng nào, mẹ cũng cần dùng khăn mềm và thấm nước muối loãng để nhẹ nhàng lau nướu (lợi) của bé mỗi ngày. Giai đoạn này, bé chưa cần sử dụng kem đánh răng.

Từ 4 - 7 tháng tuổi
Khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu xuất hiện, mẹ có thể chải răng cho bé 2 lần mỗi ngày và dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flo / flour. Lưu ý, chỉ dùng một chấm kem đánh răng có kích cỡ bằng hạt gạo. Giai đoạn này, bé chưa cần học cách súc miệng hay dùng chỉ nha khoa.

Từ 8 - 12 tháng tuổi
Khi được 1 tuổi, hoặc trong vòng 6 tháng kể từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, là thời điểm mẹ nên bắt đầu đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra và chăm sóc răng miệng cho trẻ. Ngay khi bé mọc 2 chiếc răng gần nhau, hãy bắt đầu tập dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.

Từ 1 - 2 tuổi
Tiếp tục tập cho con chải răng 2 lần mỗi ngày. Nếu trẻ độ tuổi biết đi tỏ vẻ hứng thú với việc chải răng, hãy cho bé tự đánh răng tự làm dưới sự giám sát của bạn. Sau khi bé hoàn thành, hãy chỉ cho bé những điểm còn thiếu, quên chưa làm sạch và đánh răng lại cho con nếu cần thiết.

Khoảng 3 tuổi
Bắt đầu cho bé dùng một lượng kem đánh răng có chứa flo nhỏ bằng hạt đậu. Nếu con bạn không thích mùi vị của kem đánh răng đang sử dụng, hãy thử một loại khác hấp dẫn với trẻ em hơn. Một khi nghĩ rằng con bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu dạy bé cách súc miệng và nhổ ra.

Từ 6 - 8 tuổi
Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ nhỏ đã có thể tự đánh răng một mình và dùng chỉ nha khoa thành thạo. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên giám sát bé hoặc cùng đánh răng chung với con để tiện hướng dẫn và làm ví dụ. Chải răng đúng cách là phải đủ 3 mặt trong, ngoài và mặt nhai. Mỗi lần chải trong vòng 3 - 5 phút, ít nhất ngày 2 lần sáng và tối mỗi ngày, hoặc tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.

Khoảng 10 tuổi
Chúc mừng bạn, lúc này con đã hoàn toàn có khả năng tự đánh răng thành thạo. Từ 12 tuổi trở đi, khi đã mọc đủ răng vĩnh viễn, bố mẹ nên chú trọng việc dùng chỉ nha khoa cho con để làm sạch kẽ răng. Đồng thời, nên hạn chế cho trẻ ăn vặt đồ ngọt và tinh bột. Thay vào đó là bổ sung nhiều chất xơ và canxi trong bữa ăn để răng của con phát triển tốt hơn.

2. Mẹo khi bé không chịu đánh răng
Theo các chuyên gia, để con có hứng thú và tự nguyện đánh răng đúng cách, bố mẹ cần hướng dẫn nhẹ nhàng và làm mẫu cho con bắt chước. Phụ huynh nên kiên nhẫn, giúp con làm quen dần, không nên ép buộc hay dọa dẫm kiểu: “Nếu con không đánh răng mẹ sẽ đưa đến nha sĩ nhổ răng ngay / Không đánh răng thì không được... (một điều bé thích) nữa”.

Thay vào đó, bố mẹ cần tạo ra không khí vui vẻ, sáng tạo các trò chơi sống động để bé hứng thú với giờ đánh răng. Bạn nên cùng đánh răng với con và mua các loại kem đánh răng có mùi thơm, bàn chải màu sắc sặc sỡ với hình thù ngộ nghĩnh.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo vài mẹo nhỏ và đơn giản mà các những phụ huynh khác đã áp dụng thành công. Chẳng hạn như:

Đặt ghế cao cho bé ngồi ngang tầm với gương của bồn rửa và đánh răng cùng con.
Dẫn con theo để bé tự chọn loại bàn chải và kem đánh răng yêu thích, có thể mua nhiều loại để thay đổi mỗi ngày.
Treo các bức tranh có hình bạn nhỏ đang tự chải răng, tranh vẽ răng sâu... lên tường phòng tắm và chỉ cho con thấy. Nói với bé nếu đánh răng thì sẽ xinh xắn và ăn ngon hơn, ngược lại không đánh răng sẽ bị sâu răng, xấu xí như trong ảnh.
Thường xuyên mở các đoạn hoạt hình có nhân vật đang đánh răng cho bé xem và đòi làm theo.
Tổ chức cuộc thi cho bé tự đánh răng đúng cách và tặng phần thưởng nhỏ, ví dụ như đi chơi công viên.
Nếu bé không chịu đánh răng, bạn có thể làm giúp, vừa đánh vừa liệt kê những món bé đã ăn trong ngày. Ví dụ: “Răng này ăn cơm, răng này ăn cháo, răng này ăn bánh kẹo, lưỡi này uống sữa...” Hoặc có thể nói “Chải răng này cho con sâu bay ra, đánh răng kia cho con sâu không chui vào nữa...” Làm như vậy sau vài lần, con sẽ tự đánh răng kỹ và hứng thú mà không cần nhờ đến mẹ nữa.
Đánh răng cho con khi đang phân tâm, ví dụ như đang xem tivi, để bé làm quen dần với cảm giác chải răng và mùi vị của kem đánh răng.

Để có được kết quả con tự giác đánh răng, hăng hái lấy bàn chải, bóp kem,... bố mẹ cần phải kiên nhẫn thử rất nhiều cách khác nhau. Ngoài áp dụng những mẹo trên, bạn có thể tự sáng tạo ra nhiều phương pháp hay để chăm sóc răng miệng cho trẻ hiệu quả hơn.

Bên cạnh các vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Theo Vinmec

Tin tức liên quan

Bao lâu nên đi khám răng một lần?
07-11-2021

Bao lâu nên đi khám răng một lần?

Khám răng định kỳ vô cùng quan trọng để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh, bác sỹ sẽ kịp thời xử lý nếu có vấn đề. Vậy bao lâu nên đi khám răng một lần? Cùng tìm hiểu về khám răng định kỳ và những điều cần biết qua bài viết dưới đây.

Xem Thêm
Mỗi lần đánh răng bao lâu là đủ?
09-10-2021

Mỗi lần đánh răng bao lâu là đủ?

Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày nhiều hay ít là yếu tố quyết định bạn có thể duy trì 1 hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy nên đánh răng mấy lần trong ngày và mỗi lần đánh răng mấy phút là đủ?  

Xem Thêm
Trẻ em nên niềng răng khi nào?
07-11-2021

Trẻ em nên niềng răng khi nào?

Bên cạnh mang lại tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, niềng răng cho trẻ còn giúp bảo vệ con khỏi mắc các bệnh lý về răng miệng. Tiến hành niềng răng cho trẻ sớm giúp nha sĩ có thời gian chỉnh răng, tăng cơ hội đạt khớp cắn lý tưởng và điều trị thuận lợi.

Xem Thêm